Chúng ta đã rất quen thuộc với cụm từ Bida, Bi-a hay Billiard tại Việt Nam, tuy nhiên rất nhiều người chưa thật sự hiểu rõ về nguồn gốc sự ra đời của cụm từ này tại Việt Nam. Cùng Bida Nàng Hương giải đáp thông tin qua bài viết này nhé!
1. Bida hay Billiard là gì?
Billiard tại Việt Nam thường được gọi là bida hoặc bi-a (tuy nhiên từ bida trở nên thông dụng hơn, do du nhập đến Việt Nam từ thời Việt Nam thuộc Pháp, tiếng pháp là Billiard, đọc là /bijar/, khi nói sang tiếng Việt thì /jar/ đọc như /da/ hay /gia/ nên từ đó từ bida xuất hiện để chỉ bộ môn này tại Việt Nam), là một trò chơi với bi nhiều màu sắc. Người chơi dùng gậy thường gọi là cơ bida để tác động lực lên bi trên một mặt bàn phẳng, thường là trên bàn chuyên dụng gọi là bàn bida. Tùy vào từng thể loại bida có các cách tính điểm khác nhau, người chơi nào ghi được nhiều điểm hơn thì sẽ thắng. Hiện nay, có rất nhiều quán bida tại nhiều địa phương trên khắp Việt Nam. Việc chơi bida chưa bao giờ dễ dàng đến thế khi người chơi có thể dễ dàng tìm thấy quán bida gần nhất. Các quán bida hiện nay cũng trang bị đầy đủ dụng cụ (cơ, phụ kiện) cùng các trang bị giải trí hiện đại (phòng máy lạnh, phục vụ thức ăn, nước uống, cafe, nhạc…)
Thông thường, trên bàn bi-a thường có 1 quả trắng, gọi là bi cái. Người chơi phải dùng bi cái để tác động vô các bi khác trên bàn. Tùy vào thể loại bida mà có số lượng bi và loại bi trên bàn khác nhau (bài viết có giải thích về các thể loại bida ở phần sau). Bằng những động tác đẹp mắt, người chơi sử dụng phần đầu nhỏ của chiếc gậy gỗ (cơ bida) đẩy những quả bi trên bàn tác động vào nhau có chủ đích hoặc rơi xuống lỗ để tính điểm… Nếu người chơi không ghi được điểm ở lượt đánh, lượt chơi sẽ chuyển sang đối thủ. Và cứ thế tính điểm xem ai nhiều điểm hơn hoặc đánh được nhiều bi vào lỗ hơn là chiến thắng.
2. Lịch sử bida
Nhiều tài liệu đã chỉ ra, bida được hình thành và xuất hiện vào những năm 1340 với nhiều cái tên khác nhau, ở Pháp nó được gọi là billiard, ở Ý người ta gọi bida là biglia, hay tại Tây Ban Nha bộ môn có cái tên là villota, ở Anh nó lại được biết đến với cái tên “ball-yard” - nghĩa là trò chơi bi trên sân.
Thời kỳ đầu lúc mới xuất hiện, bida được biết đến là trò chơi giải trí chỉ dành cho giới quý tộc thượng lưu. Lúc đầu, trò chơi được chơi ngoài trời và có hình thức gần giống với việc chơi Golf (với bi và chơi trên sân cỏ xanh ngoài trời). Người chơi sử dụng chiếc gậy của mình để đánh bi xuyên qua 1 khung sắt nhỏ. Ở phía trước có dựng nhiều loại chướng ngại vật khác nhau, người giành chiến thắng là người vượt qua toàn bộ các chướng ngại vật và đánh bi vượt qua khung sắt đầu tiên.
Trải qua nhiều lần thay đổi và cải tiến về kiểu dáng và kiểu chơi của Bida đã khiến môn thể thao này được phổ biến rộng rãi hơn ở nhiều quốc gia cũng như thành phần người chơi cũng đa dạng hơn.
3. Sự phát triển của các dụng cụ chơi Bida
Bàn bida: Thời kỳ đầu mới xuất hiện bàn Bida bàn không được thiết kế hiện đại và có kiểu dáng như hiện nay mà nó giống như chướng ngại vật được cắt trên mặt bàn. Dần dần nó cũng được cải tiến, thay đổi để tạo thế thuận lợi cho người chơi và cách thức chơi cũng thay đổi theo.
Cơ bida hay gậy bida: Những chiếc gậy Bida thời kỳ đầu cũng giống như chiếc gậy gôn (golf) dùng trên sân cỏ, tuy nhiên điểm yếu của chiếc gậy này là nó khó điều khiển khi để bóng lăn sát vào băng do đầu của nó có kích thước lớn. Vì vậy người ta đã nghĩ ra cách thiết kế cây gậy đầu nhỏ, thon dần từ cuối cho đến đầu có hình dáng như ngày nay. Phần đầu gậy gọi là đầu cơ, phần cuối gậy là cán cơ. Ngày nay, cơ/gậy bida có nhiều mẫu mã và cách thức hoàn thiện cũng khác nhau như gậy gỗ sơn bóng, gậy bọc da, gậy cẩn đá trang trí… Giá thành của gậy cũng rất đa dạng từ bình dân đến đắt tiền tùy theo mức độ hoàn thiện và vật liệu trang trí.
Bóng bida (hay còn gọi là bi bida): thời kỳ đầu, bi bida được làm bằng gỗ sau khi đẽo gọt từ thanh gỗ lớn. Tuy nhiên đặc điểm của bi làm bằng gỗ là khá nhẹ nên không được đầm khi lăn, độ nảy của bi khi va chạm và độ bền cũng không cao. Đến tận thế kỷ 20, mới ra đời loại bi bida làm bằng đất sét nung với nhiều ưu điểm hơn như đầm khi lăn và độ bền khá cao so với bi gỗ.
4. Môn bida du nhập vào Việt Nam thời gian nào?
Mặc dù chưa có nghiên cứu nào xác định cụ thể thời gian chính xác bộ môn bida du nhập vào Việt Nam, nhưng có một điều chắc chắn là bida đã du nhập vào Việt Nam từ thời kỳ Pháp thuộc, theo chân người Pháp đến Việt Nam và từ từ lan rộng ra các thành phần người Việt từ quý tộc, dân đô thị… Trước năm 1975, bộ môn này đã rất phát triển tại miền Nam và xuất hiện tại nhiều đô thị, làng xã.
Tại TP.HCM có rất nhiều cơ thủ “một thời vang bóng” như: các ông Năm Thượng, Ba Y, Trần Vinh Hồng (Hồng Quốc Thanh), Chín Hồng (Đinh Phước Hồng), Bảy Hóa Thời, Long, Lê Phước Lợi… Ngày nay, bida không chỉ đã gây dựng được nền móng phổ biến rộng rãi mà ngày càng được nhiều người tìm đến như một bộ môn giải trí hấp dẫn không chỉ ở miền Nam mà khắp cả nước.
5. Có mấy loại Bida?
Cách đơn giản để phân biệt các môn bida là chia theo loại bàn. Người chơi dễ dàng nhận thấy bida có 2 loại chính là loại bàn không có lỗ và loại bàn bida có lỗ.
Bida không có lỗ (bida carom, bida phăng hay france)
Bida không có lỗ hay còn dễ nhận thấy là bida chơi trên 1 mặt bàn phẳng không lỗ. Loại hình bida này khá phổ biến, kích thước bàn thông dụng là 1.5m x 3 m. Các kiểu chơi chính trên bàn bida carom gồm:
-
Libre carom (hay bida libre): là một thể loại khá phổ biến của bida carom, hay còn được gọi là bida tự do, theo đó có 3 bi trên bàn bao gồm 2 bi mục tiêu và 1 bi cái. Nhiệm vụ người chơi là đánh bi cái để trúng được 2 bi mục tiêu (trực tiếp hay gián tiếp đều được) là ghi được 1 điểm. Người chơi sẽ tiếp tục đánh nếu trước đó ghi điểm hoặc phải nhường lượt đánh cho đối thủ nếu đánh trượt hoặc phạm luật.
-
Cushion caroms (bida 1 băng): Trong trò chơi này, bạn phải đánh bi cái vào cả hai bi đối tượng và đập vào đường biên ít nhất một lần trước khi bi thứ hai bị đánh trúng. Nếu làm được điều này, bạn sẽ có được một điểm còn nếu không sẽ bị trừ một điểm. Người chơi đầu tiên đạt được số điểm đã thỏa thuận sẽ giành chiến thắng.
-
Bida 3 băng: Tương tự bida 1 băng, trong bida 3 băng, mục tiêu là đánh bật bi cái ra khỏi bi đối tượng và chạm với đường biên 3 lần trở lên trước khi chạm bi cuối cùng sẽ ghi được 1 điểm. Người chơi nào đánh trượt, lượt đánh sẽ chuyển sang đối thủ, ai thắng được số điểm giao kèo trước tiên sẽ là người thắng chung cuộc.
-
Bida 4 bi: Trò chơi giống như tên gọi của nó, sử dụng hai quả màu đỏ và hai quả màu trắng để chơi. Một trong những trái bi màu trắng sẽ được đánh dấu để tạo sự khác biệt với các bi khác, có khi là dùng luôn bi vàng để đánh dấu. Các cơ thủ thường sử dụng các trái bi có màu trắng (hoặc màu vàng) làm bi cái.
-
Bạn ghi sẽ được một điểm nếu bi cái tiếp xúc và bật lại trên bất kỳ hai trong 3 trái bi còn lại trên bàn.
-
Nếu bi cái chạm vào toàn bộ ba bi còn lại, bạn nhận được hai điểm.
-
Nếu bạn chỉ đánh 1 trái bi đối tượng, bạn sẽ không nhận được điểm và giao thanh cái cho người chơi tiếp theo.
-
-
Balkline: Balkline là một cụm từ chung dùng để mô tả bida carom được chơi với một bi màu đỏ và hai bi cái với bàn chơi không có túi. Để đạt điểm, bạn phải đánh trúng cả hai bi vật thể bằng bi cái chỉ sau một cú đánh.
-
Bida nghệ thuật: Người chơi thi đấu bằng cách đánh 76 cú với độ phức tạp khác nhau.
Bida lỗ (hay còn được gọi Pool billiard hay bida pool)
Dạng Bida này có khá nhiều cách chơi, cụ thể là:
-
Bida 8 bi (đánh sọc trơn) (quốc tế gọi là eight-ball): Đây là loại được chơi phổ biến nhất đối với thể loại bida lỗ, còn được gọi là bida sọc trơn và được chơi cho cả người chơi nghiệp dư và chuyên nghiệp. Sở dĩ được gọi là bida sọc trơn bởi trên bàn ngoài trừ bi cái màu trắng, các bi mục tiêu chia 2 nhóm, 8 bi trơn đánh số 1-7 và 8 bi sọc đánh số 9 - 15 và một bi đen được đánh số 8. Người chơi phải đưa nhóm bi của mình hết vào lỗ trước và khi đánh được bi cuối số 8 vào lỗ sẽ giành chiến thắng. Lưu ý bi số 8 luôn luôn là bi cuối cùng đánh vào lỗ. Người chơi sẽ tiếp tục đánh nếu lượt đánh trước đó đưa được bi mục tiêu vào lỗ hoặc phải nhường lượt đánh cho người kia nếu đánh trượt hoặc phạm luật.
-
Bida 9 bi (quốc tế còn gọi là nine-ball): Được chơi trên bàn bida sáu lỗ với 10 bi (1 bi cái và 9 bi mục tiêu) và không có tách sọc trơn như bida 8 bi. Các bi được xếp theo hình tứ giác (như hình bên dưới). Người chơi cần đánh bi cái vào bi mục tiêu để đưa bi vào lỗ theo số thứ tự tăng dần. Nếu đưa hết các bi vào lỗ, người chơi sẽ thắng ván đấu. Thông thường bắt đầu cuộc chơi sẽ thỏa thuận một số ván thắng mục tiêu, người chơi nào thắng được số ván mục tiêu trước sẽ giành chiến thắng chung cuộc.
-
Bida/Billiard một túi (one pocket pool): Bida một túi khác với các loại bida khác ở chỗ chỉ có 2 túi (2 lỗ) và mỗi người chơi có một lỗ được chỉ định. Mỗi khi người chơi đưa được bi vào lỗ của mình, và người đầu tiên đạt số điểm thỏa thuận là chiến thắng. Đưa bi vào sai túi là phạm lỗi, và ba lần phạm lỗi liên tục đồng nghĩa với việc đối phương sẽ chiến thắng trò chơi.
-
Bida/Billiard bank pool: Để đạt được chiến thắng, bạn phải là người đầu tiên đánh được 5 hoặc 8 trái bi vào trong túi.
-
Bida/Billiard straight pool: Bạn có thể đánh vào bất kỳ trái bi nào trên bàn để có được một số điểm đã định.
-
Snooker: Đây là một loại Bida có túi tương đối phổ biến hiện nay. Bộ môn này được chơi trên một bàn 6 túi gọi có tổng chiều dài 12 mét và chiều rộng 6 mét. Trò chơi sẽ bắt đầu với 1 bi cái, 21 quả bóng 20 bi vật thể. Mục đích là đưa vào lỗ tất cả các bi theo đúng thứ tự màu sắc. Mỗi màu của bi có một số điểm được chỉ định và người chơi nào có số điểm cao nhất sẽ chiến thắng.
6. Các giải đấu Bida chất lượng mang tầm quốc tế:
-
Giải 9 bóng vô địch Mỹ mở rộng – U.S. Open Pool Championship: giải đấu này được bắt đầu kể từ năm 1976. Đây là một trong những danh hiệu được các cơ thủ khao khát nhận được trong bộ môn bida bỏ túi nói riêng và bida nói chung.
-
U.S. Open Pocket Championship: Với kiểu chơi này mỗi người cơ thủ chỉ có cho mình một túi lưới duy nhất. Giải đấu được bắt đầu kể từ năm 1979.
-
World Snooker Trick Shot Championship: giải đấu được tổ chức từ năm 1991 và được chấm điểm bởi một nhóm các chuyên gia về bida.
-
U.S. Open Straight Pool Championship.
-
U.S. Open Eight-ball Championship.
-
U.S. Open Ten-ball Championship.